Thứ Ba, 20 tháng 4, 2010

Trước thềm Hội Thảo /update1 / update2

 

Con trai mới gởi đoạn trailer giới thiệu về Hội thảo Hướng nghiệp 2010 sẽ tổ chức vào 24,25-4 tại Đại học Luật New York

Và báo Thanhnienonline cũng vừa đưa tin:

(Không tìm ra tin ở bản tiếng Việt! Hic!)

Photobucket
Local firms seek overseas Vietnamese candidates at NY meet 
Last updated: 4/18/2010 13:10 
 
 
 

VietAbroader, a non-profit organization that comprises the largest network of Vietnamese students and alumni in the US, is bringing its career conference to the US this year to connect them with companies back home.

More than 20 organizations have signed up to participate in the conference scheduled for April 24-25 at the New York

University’s School of Law. It is co-sponsored by Vietnam Mission to the United Nations (UN).

Prominent speakers at the conference will include Ambassador Le Luong Minh from the Permanent Mission of Vietnam to the UN and Professor Regina Abrami of the Harvard Business School.

Organizers say the idea to bring the career conference to the US came at a time when an increasing number of young Vietnamese professionals are looking toward home for opportunities in a growing economy amidst the global crisis.

Khang Nguyen, co-chair of the conference and a Princeton graduate, said the organizers have received about 250 applicants but only 150 were accepted.

“These candidates share one thing in common: a passion to return to Vietnam,” he said.

Founded in March 2004 and approved by the US Department of Education, VietAbroader has a network of about 18,000 registered members in Vietnam and abroad.

The organization is well-known for organizing study abroad conferences for Vietnamese students and facilitating dialogues between local businesses and Vietnamese young professionals.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=192321&ChannelID=71

Thứ Năm, 22/04/2010, 15:18

Du học sinh tại Mỹ tổ chức hội thảo hướng nghiệp

TPO - VietAbroader - tổ chức do du học sinh Việt Nam tại Mỹ thành lập - phối hợp với Hội Sinh viên Luật Châu Á tại trường Luật, Đại học New York, Mỹ tổ chức hội thảo hướng nghiệp vào ngày 24 và 25 - 4 tại New York.

Hội thảo tạo cầu nối cho các công ty, tổ chức đang hoạt động tại Việt Nam trao đổi về cơ hội việc làm với sinh viên và doanh nhân trẻ tại Mỹ.

Bên cạnh những bài phát biểu của những doanh nhân, hội thảo còn mở diễn đàn trao đổi với các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau, phỏng vấn việc làm trực tiếp và cơ hội hiếm có để thiết lập mối quan hệ kinh doanh lâu dài.

Nhiều tập đoàn, công ty, tổ chức phi lợi nhuận làm việc trên các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, luật, công nghệ thông tin... sẽ dự hội thảo.

Đây là lần đầu tiên VietAbroader tổ chức hoạt động tại nước ngoài. Trước đó, từ năm 2004, VietAbroader tổ chức bốn hội thảo du học “Chuyền Đuốc” diễn ra vào năm 2005, 2006, 2008 và 2009.

Những hội thảo này đã thắp sáng giấc mơ du học của nhiều sinh viên, học sinh Việt Nam tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành lân cận.

Ngoài ra, VietAbroader còn tổ chức hai hội thảo kinh doanh diễn ra năm 2008, 2009.

Huệ Nguyễn

Đọc tiếp ...

Thứ Tư, 14 tháng 4, 2010

Họp mặt Văn Khoa


Cuối cùng thì tôi cũng đến được với cuộchọp mặt Văn Khoa ngày chủ nhật 11-4. Nói nghe sao mà tội nghiệp quá! Mà quả là như vậy. Hình nhưlâu lắm rồi, mặc cho mọi người cứ cằn nhằn “nghỉ hưu rồi thì rảnh rang nhiềuchứ, sao cứ biệt tích mãi vậy?”.

Cũng không khó để tìm đúng địa chỉ. Conđường nhỏ quanh co thưa thớt hồi mấy năm trước đã đầy những ngôi nhà mới, cứchạy cho đến đối diện cà phê 75 mà dừng thôi. Ngôi nhà mới tinh tươm và kháhoành tráng - cụ thể hóa một khía cạnh nào đó của người trẻ thành đạt là đây!

Photobucket

Mừng.

Rồi thì câu chuyện cũng nổ như rang. Cóai đó bảo, vậy mà bốn chục năm rồi hén! Chợt giật mình, ra là bốn chục năm đãlùi lại sau lưng rồi đó. Bao nhiêu nước đã chảy qua cầu!

Nhìn nhau, tóc ai cũng bạc cả rồi.

PhotobucketPhotobucket

Nhìn nhau, điểm danh nhau, ai còn ai mất?Bạn nói hễ gọi nhau họp mặt thì y như rằng là đi đám tang người trong nhóm.Miết rồi nghe gọi là run. Anh Kiệt bảo vậy tại sao không thỉnh thoảng gọi nhauhọp mặt để vui, để mừng nhau còn khỏe, mừng sinh nhật tập thể chẳng hạn. Ừ, saokhông nghĩ ra sớm hơn? Nói vậy, chứ có thể rồi cũng chẳng đông như ý muốn đâu.Như Minh An vậy, đã chắc mười mươi là đi rồi, giờ cuối lại phải chạy đôn chạy đáolên “ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên” có việc gấp. Hay như Trần Văn Ánh, cũng hứa rànhrành, mà cuối cùng thì chỉ có chú tài xế với chiếc xe không, đến giữa bữa, lạigọi điện xuống, thế là mỗi người một câu, vừa rủa vừa trách vừa “hello” om sòmlên. Anh Kiệt chắc không thể tưởng tượng nổi câu chuyện giải thíchtiếng “Đan Mạch” một cách hài hước với người nước ngoài lại “có sức lan tỏa” đến vậy!

 

Xế qua, trên đường về Vĩnh Kim thăm ba má chồng của bạn,cánh phụ nữ lại tiếp nối những câu chuyện không đầu không đũa rồi cười đau cảmiệng. Chợt nhớ con trai bảo “mẹ hạnh phúc lắm vì vẫn còn những người bạn thântừ thời còn đi học để lâu lâu gặp nhau”. Ừ, không cần phải hỏi “Hạnh phúc làgì? Biết bao lần ta thắc mắc / Hỏi nhau hoài / Mà nghĩ mãi chưa ra…” nghe bạnyêu!

 

Khu vườn quê bỗng chốc trở thành một lớptập huấn nho nhỏ về rau cỏ - dược liệu.

PhotobucketAnh Kiệt bảo, hồi còn trẻ gặp nhau toànnói chuyện ăn chơi, giờ già rồi, gặp nhau toàn bàn chuyện bệnh gì thuốc gì, tậpluyện để trị bệnh ra sao…

Chỉ cái cây cao quá mái nhà, anh bảo đâylà chùm ngây, nấu canh ăn ngọt phải biết, hơn cả bù ngót mấy lần… à, con nhỏnày, mắt nó tinh vậy, thấy cả trái già tuốt trên cao kia nữa. Phen này mình đạicanh tác nghe, chứ nước ngoài nó thuê đất ngoài Trung trồng rồi đấy. Anh kể mộtlần, say sưa “quảng cáo” để rồi cuối cùng, anh HĐN buông một câu gọn lỏn “taotrồng được 8 cây rồi!”


PhotobucketPhotobucket

Còn đây là diệp hạ châu, dân gian vẫn gọi nômna là cây chó đẻ, cũng bài thuốc đó nghe (bài thuốc gì thì tôi cũng quên mất rồi, dở tệ) . Ờ, đàng kia có bụi chùm bao, đứa nàokhó ngủ thì cứ hái về nghe.

Cánh phụ nữ sà xuống đám mồng tơi, sâm đất ngắtlia lịa, mấy trái khổ qua, cây ớt hiểm chi chít trái cũng không thoát được tầmkiểm soát.

Nắng xế chiều lấp loáng trên những giọt mồ hôi, những món tóc bếtvào má, tiếng nói cười râm ran… ai bảo chúng tôi là những bà già U60? Chừngnhư, chúng tôi vẫn là những cô gái đôi mươi đang rộn rã nói cười trong một buổi“Làm đẹp Văn Khoa” nào đó của bốn mươi năm về trước. Có lẽ, câu chuyện sẽ cònnối theo những tô canh, đĩa rau luộc ngày mai ngày kia, và chắc sẽ còn đượcnhắc lại ở những lần họp mặt sau. Niềm vui có thật sẽ lâu bền.

 

Bà má bảo muốn nghe lại bài hát Bà mẹ BànCờ. Anh Kiệt, người tử tù chuồng cọp năm xưa cất giọng lĩnh xướng, cả bọn háttheo, và, má khóc! Chúng tôi từ giã ra về lòng rưng rưng.

PhotobucketPhotobucket

 

Quán bánh xèo 3 Đèo ( hay 6 Đèo? Trí nhớtôi lại phản bội tôi nữa rồi!) là điểm dừng cuối. Vậy là Vĩnh Kim sẽ phải ghithêm vô sách hướng dẫn du lịch thêm một địa chỉ ẩm thực tuyệt vời chăng? Thựclà món bánh xèo ngon nhất mà tôi đã ăn cho đến lúc này, có điều, giờ mới nhớ ralà mải ăn, mải khen mà quên chụp mấy tấm hình cái bánh to bằng cái sàng, giòntan đến tận giữa bánh, thơm mà không ngậy dầu mỡ, nhân tôm thịt giá củ sắn vừaăn, nước chấm, rau sống đều “như ý”! Bà chủ quán bảo là đã hai mươi năm mởquán, thay biết mấy lần chảo. Lại ân cần mời đến lần sau!

 

Chia tay, anh Kiệt còn nhắc nhớ phải kiên trìbài tập vận động cột sống cổ cho thật khỏe, đừng chủ quan với bệnh tật. Vâng,sẽ cố gắng. Vì sức khỏe, vì những lần họp mặt trong tương lai.

Chia tay, chào anh Bách, chị Diệp. Anhchị sẽ luôn cùng nhau trong những chuyến đi như thế này nhé. Chào Hải, bạn cómặt tức là Hội có mặt, bạn đã là một phần của chúng ta lâu lắm rồi. Chào QuốcHùng, bạn tếu táo quá đấy, nhưng tôi nghĩ, bạn còn nhiều điều cất giữ, saokhông san sẻ với mọi người? PhotobucketChào Chị Quế thương, Thảo Nguyên đến bao giờ mớibiết nó sở hữu một tình mẹ tuyệt vời? Chào Xuân Hương - Thúy Liễu, giờ chúng talại có thêm một sợi dây gắn bó: anh chị Khánh - Oanh và anh Thọ - Ngọc Anh.Chào Kim Diệp, cô em Văn Khoa lành hiền ít nói ngày xưa. Chào Thúy – Phi, cặpvợ chồng mà mọi người luôn nhìn vào và ngưỡng mộ.   

Chào Thắng -Thảo và Xu, Tú, mọi điều tốtđẹp mãi nhé.Photobucket

Chia tay, hẹn gặp lại, gần nhất là ránggiữ lời lên Đà Lạt thăm ngôi nhà bên triền đồi dã quỳ của M.A.

Như thế, một ngày vui.

 


Đọc tiếp ...

Thứ Sáu, 9 tháng 4, 2010

Hướng nghiệp cho lưu học sinh Việt Nam tại Mỹ -- Vietnam (VietnamPlus)

 

Cập nhật tin tức về Hội Thảo Hướng nghiệp 2010 của nhóm VietAbroader của con trai và các bạn

Link

Đọc tiếp ...

Chủ Nhật, 4 tháng 4, 2010

Những ngày bận rộn của con trai và các bạn

Poster của VA



Sáng nay, TTO đưa tin về Hội thảo của Nhóm VietAbroader sẽ tiến hành vào 24,25 tháng này. Con trai và các bạn đang tất bật chuẩn bị mọi thứ.
Sau mấy Hội thảo Chuyền Đuốc ở Việt Nam (Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội), lần này, nhóm VietAbroader sẽ tổ chức hội thảo ngay tại New York.
Nào ra Thông cáo báo chí, đi xin tài trợ, liên hệ khách mời, nhận hồ sơ đăng kí, chọn người tham gia...toàn phải tiến hành ngoài giờ. Có hôm, con chỉ chào mẹ một tiếng rồi chúi vào công việc.
Hi vọng mọi điều tốt đẹp và thành công cho các bạn trẻ ấy.

http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/371687/Mach-noi-nguoi-tre-voi-que-huong.html#


Đọc tiếp ...

Thanh minh đọc lại thơ Kiều

Photobucket

                                                        Không phải ngẫu nhiên mà Truyện Kiều của Nguyễn Du đạt được vị trí đỉnh cao của Văn học trung đại Việt nam. Cái “Tiếng kêu đứt ruột mới” ấy của người nghệ sĩ tài hoa xứ Nghệ đã là mạch nguồn cho bao đề tài nghiên cứu, khai thác, thẩm định. Từ những giá trị nội dung tuyệt vời đến những đặc sắc nghệ thuật lóng lánh chất Việt Nam, bác học và bình dân, cổ điển và hiện đại, chiến đấu và nhân đạo… Riêng về đặc sắc nghệ thuật, thi pháp của Nguyễn Du trong Truyện Kiều là một khía cạnh thú vị. Nghệ thuật sử dụng chi tiết trong một đoạn nhỏ cũng có nhiều chuyện để nói:

Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh dợn chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

Thanh minh trong tiết tháng ba

Lễ là Tảo mộ hội là Đạp thanh

Gần xa nô nức yến anh

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân

Dập dìu tài tử giai nhân

Ngựa xe như nước áo quần như nêm

Ngổn ngang gò đống kéo lên

Thoi vàng hồ rắc tro tiền giấy bay

Tà tà bóng ngả về Tây

Chị em thơ thẩn dan tay ra về

Bước lần theo ngọn tiểu khê

Nhìn xem phong cảnh có bề thanh thanh

Nao nao dòng nước uốn quanh

Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang

Đây vẫn thường được xem là một trong những đoạn miêu tả đặc sắc nhất trong tác phẩm với rất nhiều chi tiết, bao gồm cả thời gian, không gian. Một thứ thời gian xuôi chiều, thời gian tuần hoàn mang tính chu kì, một kiểu không gian vũ trụ với nhiều chiều cao rộng, vừa mênh mông vừa gần gũi, có cả viễn cảnh và cận cảnh. Trong cái không thời gian ấy, con người xuất hiện, đầy cảm xúc…

 

Trước hết là thời gian.

Đây là mùa xuân, không phải là xuân mới mà có thể nói như Hàn Mặc Tử, “xuân chín”. Thoắt cái, én đưa thoi, thiều quang đã ngoài sáu mươi rồi, tiết trời đã xa cái rét muộn cuối đông, đã, đang trong những ngày ấm sáng và thấp thoáng đâu đó có thể như nghe được một chút nóng của mùa hè, có thể lắm.

 

Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Hai câu thơ đủ dựng lên một thời điểm của mùa xuân: thời điểm của Thanh Minh, của tiết trời trong sáng, thời điểm đẹp nhất của lễ hội cuối xuân: Hội Đạp thanh – cái tên gọi sao mà gợi và dễ thương chi lạ! Và, tiếp theo, các chi tiết nối nhau như giới thiệu một cách tổng quát toàn cảnh: mùa xuân với chim én, với ánh thiều quang, với cỏ non xanh, hoa lê trắng, với tiết Thanh Minh, lễ Tảo mộ, hội Đạp thanh. Đoạn thơ sáu câu tự thân chứa đựng cả sự náo nức của sức xuân tràn thấm, cả cái rộn rã của lễ hội, cả màu sắc, âm thanh… cho dù đây chỉ là các chi tiết mang tính ước lệ của thơ văn cổ, có tính chất gợi và điểm xuyết thay vì tả. Do vậy, tính cô đọng hàm súc rất cao. Cảnh mùa xuân được vẽ ra ngời ngời, sáng láng, trong veo, sắc màu thanh đạm. Điều đặc biệt dễ nhận ra là các chi tiết được giới thiệu với đặc điểm, trạng thái riêng của nó: cỏ non xanh, xanh “dợn” cứ như sóng cỏ - không biết khi Hàn Mặc Tử viết “Sóng cỏ xanh tươi dợn tới trời” có phải đã từng thấm đẫm câu Kiều này chăng? Và trên cái nền rời rợi mút tầm mắt ấy vài cánh hoa lê trắng điểm nhẹ trên cành. Thi trung hữu họa, Nguyễn Du có lẽ không để ý tới điều đó, nhưng trong con mắt người nghệ sĩ, cảnh như thế mới có khả năng được ghi nhận.

 

Rồi không gian cũng được dựng lên, được miêu tả với cấu trúc tương tự, đầy ước lệ, tượng trưng. Màu sắc hội được chú ý hơn. Điều đó phù hợp với tuổi trẻ - ngày xuân.

 

Gần xa nô nức yến anh

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân

Dập dìu tài tử giai nhân

Ngựa xe như nước, áo quần như nêm

 

Gần xa nô nức làm rõ hơn cho yến anh, nó gợi được hết cái rộn ràng phấn chấn của sự chuẩn bị, sự chờ đợi. Xa rồi ngày Nguyên đán tưng bừng, xa rồi đêm Nguyên tiêu lồng lộng trăng rằm. Hội Đạp thanh cuối xuân quả đã hâm nóng cái nồng nàn của tuổi trẻ và họ sắm sửa bộ hành chơi xuân.

Khi viết những dòng thơ này, Nguyễn Du đã qua khá lâu thời trai xuân, nhưng sao mà lời thơ, giọng thơ trẻ trung xao động đến thế! Người đọc cứ nhìn thấy như in trước mắt cảnh rộn ràng ngày hội: giai nhân tài tử dập dìu, ngựa xe xuôi ngược…các chi tiết miêu tả không hề chung chung mà được định tính định lượng một cách rất ư rõ ràng cụ thể. Vậy nên, sự sinh động càng lung linh, trung thực hơn.

 

Ngổn ngang gò đống kéo lên

Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay

 

Như một nhà quay phim, thoắt cái, Nguyễn Du kéo tầm mắt người đọc lại gần : quang cảnh lễ tảo mộ. Ở cái thế giới tĩnh lặng quanh năm ấy, ngày Tảo mộ là thời điểm rộn ràng duy nhất khiến mọi chỗ đều quang quẻ, tưng bừng: khói hương hòa quyện, vàng thoi, bạc nén, tiền giấy … lấp lánh đó, rồi bùng cháy đó, rồi bay tản mác khắp nơi…

Vài nét thôi, vài chi tiết thôi, tả mà gợi, vừa mở ra cũng vừa khép lại một ngày – không giống bất kì một ngày nào trong năm - ở nơi này. Âm điệu lục bát dễ gợi cái cảm giác đượm buồn của một sự kết thúc: lễ xong rồi và hội chắc cũng tan rồi! Nét đượm buồn đó như cái cầu nối qua mấy câu thơ cuối đoạn.

 

Tà tà bóng ngả về Tây

Chị em thơ thẩn dan tay ra về

Bước lần theo ngọn tiểu khê

Nhìn xem phong cảnh có bề thanh thanh

Nao nao dòng nước uốn quanh

Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang…

 

Đây là một kiểu thời gian khác trùm lêm một không gian khác. Sức biểu cảm của nó rất lạ. Không hề thấy một từ miêu tả trực tiếp tâm trạng nhưng vẫn thấy nỗi buồn hiện diện, nó len nhẹ, tràn thấm.  Bóng ngả  rõ là khác xa ánh thiều quang buổi sớm, lại tà tà như một cách cụ thể hóa thời điểm chiều dần nghiêng xuống, và cái mệt mỏi, cái buồn buồn như hiện rõ hơn trong dáng mấy chị em thơ thẩn dan tay ra về. Ngày vui ngắn chẳng tày gang, trừ chàng trai trẻ Vương Quan có thể ra ngoài tự do, hai cô Kiều sống trong cảnh êm đềm trướng rủ màn che kia chắc hẳn giật mình nuối tiếc thời khắc tự do sao mà chóng qua vậy. Điệu buồn buồn ấy hình như được tô đậm hơn bởi một loạt từ láy được sử dụng với mật độ dày đặc định tính cho các chi tiết miêu tả: tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ. Có vẻ như là dụng ý của Nguyễn Du, bởi lẽ, điệu buồn ấy không chỉ kết lại một ngày du xuân, nó như một dự báo nỗi đoạn trường mà hai cuộc gặp gỡ định mệnh tiếp ngay sau sẽ là khúc dạo đầu. Buổi sáng rộn ràng, buổi chiều hiu hắt, hai cực ấy của ngày này sao đánh động lòng người lắm vậy? Đọc chậm và ngẫm nghĩ, sáu câu thơ cuối đoạn cứ như làm lòng người quặn thắt theo. Cảnh vắng đến hiu hắt lòng người! Có phải vì điệu chảy nao nao của dòng tiểu khê hay vì cái nho nhỏ chông chênh của nhịp cầu? Có ai băn khoăn vì sao đường về Vương gia trang lại chừng như hoang vắng? Hay đây cũng là dụng ý của tác giả? Dù sao, chi tiết dòng suối, chiếc cầu cũng rất gợi. Nó dựng lên cảnh đẹp mà buồn, làm nền cho cuộc gặp với Đạm Tiên. Và, cũng tại đây, khi hãy còn dùng dằng nửa ở nửa về thì họ gặp Kim Trọng. Ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du đã phả vào nhịp cầu ấy, dòng nước ấy một thứ ánh sáng hạnh phúc:

 

Dưới cầu nước chảy trong veo

Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha

 

Rồi cũng chính chi tiết dòng suối ấy, chiếc cầu ấy, sau này trở lại với một trái tim nặng trĩu mối tương tư, Kim Trọng chỉ thấy:

Một vùng cỏ mọc xanh rì

Nước ngâm trong vắt thấy gì nữa đâu!

 

Chi tiết nhỏ trong tay nhà văn lớn!  Toàn bộ ba bức tranh liên hoàn ngày Thanh minh được vẽ với một hệ thống chi tiết đầy dụng ý mà rất đỗi tự nhiên, bức tranh cuối cùng phần nào hé lộ tâm trạng Thúy Kiều – cô gái tài hoa với trái tim dễ rung động trước cảnh, trước người, trước cuộc đời.

 

*

*           *

 

Đoạn thơ nhỏ được viết bởi một tài năng lớn. Hệ thống chi tiết rất quen thuộc, rất bình thường nhưng lại được diễn đạt bởi một nghệ thuật tuyệt với ở việc định tính, định lượng cho các chi tiết, sắp xếp chúng và quan trọng hơn cả là phả vào đấy một cái hồn sống động, lung linh. Không chỉ đoạn thơ này, có thể nói, suốt 3254 câu thơ, Nguyễn Du đã đưa vào tác phẩm cơ man là chi tiết với nhiều cách phô diễn đạc sắc và độc đáo. Ngoài nội dung phong phú và sâu sắc, truyện Kiều còn là một tác phẩm chứa đựng tinh hoa ngôn ngữ dân tộc trong sáng, mỹ lệ, dồi dào qua ngòi bút thiên tài mà trích đoạn này chỉ là một dẫn chứng nhỏ.

 

 

 

 

 

Cúp điện, lục lại tủ sách cũ, tình cờ thấy lại một bài làm văn, mang về đây để dành.

Đọc tiếp ...