Thứ Tư, 14 tháng 4, 2010

Họp mặt Văn Khoa


Cuối cùng thì tôi cũng đến được với cuộchọp mặt Văn Khoa ngày chủ nhật 11-4. Nói nghe sao mà tội nghiệp quá! Mà quả là như vậy. Hình nhưlâu lắm rồi, mặc cho mọi người cứ cằn nhằn “nghỉ hưu rồi thì rảnh rang nhiềuchứ, sao cứ biệt tích mãi vậy?”.

Cũng không khó để tìm đúng địa chỉ. Conđường nhỏ quanh co thưa thớt hồi mấy năm trước đã đầy những ngôi nhà mới, cứchạy cho đến đối diện cà phê 75 mà dừng thôi. Ngôi nhà mới tinh tươm và kháhoành tráng - cụ thể hóa một khía cạnh nào đó của người trẻ thành đạt là đây!

Photobucket

Mừng.

Rồi thì câu chuyện cũng nổ như rang. Cóai đó bảo, vậy mà bốn chục năm rồi hén! Chợt giật mình, ra là bốn chục năm đãlùi lại sau lưng rồi đó. Bao nhiêu nước đã chảy qua cầu!

Nhìn nhau, tóc ai cũng bạc cả rồi.

PhotobucketPhotobucket

Nhìn nhau, điểm danh nhau, ai còn ai mất?Bạn nói hễ gọi nhau họp mặt thì y như rằng là đi đám tang người trong nhóm.Miết rồi nghe gọi là run. Anh Kiệt bảo vậy tại sao không thỉnh thoảng gọi nhauhọp mặt để vui, để mừng nhau còn khỏe, mừng sinh nhật tập thể chẳng hạn. Ừ, saokhông nghĩ ra sớm hơn? Nói vậy, chứ có thể rồi cũng chẳng đông như ý muốn đâu.Như Minh An vậy, đã chắc mười mươi là đi rồi, giờ cuối lại phải chạy đôn chạy đáolên “ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên” có việc gấp. Hay như Trần Văn Ánh, cũng hứa rànhrành, mà cuối cùng thì chỉ có chú tài xế với chiếc xe không, đến giữa bữa, lạigọi điện xuống, thế là mỗi người một câu, vừa rủa vừa trách vừa “hello” om sòmlên. Anh Kiệt chắc không thể tưởng tượng nổi câu chuyện giải thíchtiếng “Đan Mạch” một cách hài hước với người nước ngoài lại “có sức lan tỏa” đến vậy!

 

Xế qua, trên đường về Vĩnh Kim thăm ba má chồng của bạn,cánh phụ nữ lại tiếp nối những câu chuyện không đầu không đũa rồi cười đau cảmiệng. Chợt nhớ con trai bảo “mẹ hạnh phúc lắm vì vẫn còn những người bạn thântừ thời còn đi học để lâu lâu gặp nhau”. Ừ, không cần phải hỏi “Hạnh phúc làgì? Biết bao lần ta thắc mắc / Hỏi nhau hoài / Mà nghĩ mãi chưa ra…” nghe bạnyêu!

 

Khu vườn quê bỗng chốc trở thành một lớptập huấn nho nhỏ về rau cỏ - dược liệu.

PhotobucketAnh Kiệt bảo, hồi còn trẻ gặp nhau toànnói chuyện ăn chơi, giờ già rồi, gặp nhau toàn bàn chuyện bệnh gì thuốc gì, tậpluyện để trị bệnh ra sao…

Chỉ cái cây cao quá mái nhà, anh bảo đâylà chùm ngây, nấu canh ăn ngọt phải biết, hơn cả bù ngót mấy lần… à, con nhỏnày, mắt nó tinh vậy, thấy cả trái già tuốt trên cao kia nữa. Phen này mình đạicanh tác nghe, chứ nước ngoài nó thuê đất ngoài Trung trồng rồi đấy. Anh kể mộtlần, say sưa “quảng cáo” để rồi cuối cùng, anh HĐN buông một câu gọn lỏn “taotrồng được 8 cây rồi!”


PhotobucketPhotobucket

Còn đây là diệp hạ châu, dân gian vẫn gọi nômna là cây chó đẻ, cũng bài thuốc đó nghe (bài thuốc gì thì tôi cũng quên mất rồi, dở tệ) . Ờ, đàng kia có bụi chùm bao, đứa nàokhó ngủ thì cứ hái về nghe.

Cánh phụ nữ sà xuống đám mồng tơi, sâm đất ngắtlia lịa, mấy trái khổ qua, cây ớt hiểm chi chít trái cũng không thoát được tầmkiểm soát.

Nắng xế chiều lấp loáng trên những giọt mồ hôi, những món tóc bếtvào má, tiếng nói cười râm ran… ai bảo chúng tôi là những bà già U60? Chừngnhư, chúng tôi vẫn là những cô gái đôi mươi đang rộn rã nói cười trong một buổi“Làm đẹp Văn Khoa” nào đó của bốn mươi năm về trước. Có lẽ, câu chuyện sẽ cònnối theo những tô canh, đĩa rau luộc ngày mai ngày kia, và chắc sẽ còn đượcnhắc lại ở những lần họp mặt sau. Niềm vui có thật sẽ lâu bền.

 

Bà má bảo muốn nghe lại bài hát Bà mẹ BànCờ. Anh Kiệt, người tử tù chuồng cọp năm xưa cất giọng lĩnh xướng, cả bọn háttheo, và, má khóc! Chúng tôi từ giã ra về lòng rưng rưng.

PhotobucketPhotobucket

 

Quán bánh xèo 3 Đèo ( hay 6 Đèo? Trí nhớtôi lại phản bội tôi nữa rồi!) là điểm dừng cuối. Vậy là Vĩnh Kim sẽ phải ghithêm vô sách hướng dẫn du lịch thêm một địa chỉ ẩm thực tuyệt vời chăng? Thựclà món bánh xèo ngon nhất mà tôi đã ăn cho đến lúc này, có điều, giờ mới nhớ ralà mải ăn, mải khen mà quên chụp mấy tấm hình cái bánh to bằng cái sàng, giòntan đến tận giữa bánh, thơm mà không ngậy dầu mỡ, nhân tôm thịt giá củ sắn vừaăn, nước chấm, rau sống đều “như ý”! Bà chủ quán bảo là đã hai mươi năm mởquán, thay biết mấy lần chảo. Lại ân cần mời đến lần sau!

 

Chia tay, anh Kiệt còn nhắc nhớ phải kiên trìbài tập vận động cột sống cổ cho thật khỏe, đừng chủ quan với bệnh tật. Vâng,sẽ cố gắng. Vì sức khỏe, vì những lần họp mặt trong tương lai.

Chia tay, chào anh Bách, chị Diệp. Anhchị sẽ luôn cùng nhau trong những chuyến đi như thế này nhé. Chào Hải, bạn cómặt tức là Hội có mặt, bạn đã là một phần của chúng ta lâu lắm rồi. Chào QuốcHùng, bạn tếu táo quá đấy, nhưng tôi nghĩ, bạn còn nhiều điều cất giữ, saokhông san sẻ với mọi người? PhotobucketChào Chị Quế thương, Thảo Nguyên đến bao giờ mớibiết nó sở hữu một tình mẹ tuyệt vời? Chào Xuân Hương - Thúy Liễu, giờ chúng talại có thêm một sợi dây gắn bó: anh chị Khánh - Oanh và anh Thọ - Ngọc Anh.Chào Kim Diệp, cô em Văn Khoa lành hiền ít nói ngày xưa. Chào Thúy – Phi, cặpvợ chồng mà mọi người luôn nhìn vào và ngưỡng mộ.   

Chào Thắng -Thảo và Xu, Tú, mọi điều tốtđẹp mãi nhé.Photobucket

Chia tay, hẹn gặp lại, gần nhất là ránggiữ lời lên Đà Lạt thăm ngôi nhà bên triền đồi dã quỳ của M.A.

Như thế, một ngày vui.

 


Đọc tiếp ...