Tôi không phải là con chiên của Chúa.
Ngày nhỏ, đối diện nhà tôi là một gia đình theo đạo dòng. Tất nhiên là họ rất ngoan đạo!
Mỗi chủ nhật, họ đều đi lễ một cách nghiêm cẩn. Bà Cụ Ba bao giờ cũng mặc áo dài đen, vấn khăn nhung đã sờn, bạc cả tuyết. Anh con trai thường ngày đi bán cà rem, ăn mặc xuềnh xoàng là thế, nhưng ngày lễ bao giờ quần áo cũng rất chỉn chu, tóc chải mượt brillantine hiệu Evening in the Shanghai - chắc chắn vậy vì anh ấy vẫn mua ở tiệm của cậu 7 tôi mà! Cô vợ thì đỏm dáng hơn, áo dài điệu đàng lắm, thường vẫn thấy hay đánh chiếc màu cánh sen.
Họ đi lễ gần trọn buổi sáng. Tôi thích lắm, đơn giản là vì chú Xương ( bọn trẻ xóm tôi đều gọi anh ấy như vậy) sẽ chỉ bán cà rem buổi chiều. Điều đó có nghĩa là khi dọn thùng cà rem vào chiều muộn, chúng tôi sẽ xin được những thẻ nước đá tẩm muối tấn vách thùng còn dầy lắm! Điều đó cũng có nghĩa là sau khi khoắng thẻ nước đá vào khạp nước ở cầu ao, tôi biết chắc chắn là mình sẽ còn được nhâm nhi nó lâu hơn mọi ngày. Các bạn có còn nhớ, cách đây hơn nửa thế kỉ, ở quê chưa có kem như bây giờ - mà ở tỉnh lẻ cũng chưa chắc đã có nhỉ? Người bán cà rem dạo để những khúc cà rem quấn giấy, xếp trong cái thùng thiếc 2 lớp, giữa chèn nước đá thẻ tẩm muối hột, chiếc thùng đó gắn sau xe đạp, và ghi đông treo lủng lẳng cái chuông gần tay nắm, tiếng leng keng leng keng phát ra theo nhịp lắc là âm thanh kì diệu đối với bọn trẻ. Mà đâu phải ngày nào cũng được ăn cà rem! Bởi vậy, ngay cả chị em tôi, con cô giáo nhé – nghĩa là gia cảnh cũng tạm gọi là phong lưu đấy, với cà rem cũng chỉ là khách xã giao!
Ơ mà đang nói chuyện đi lễ nhà thờ sao tôi lại quẹo sang cà rem vậy nhỉ? Ra là chuyện trẻ con nó hay bắt quàng làm vậy.
Hồi đó, tôi ở gần nhà thờ lắm. Đứng trước sân là thấy bức tượng Chúa trên bệ cao ở tầng nóc nhà thờ. Ngày đem bức tượng về, tôi đã mê mải đứng xem người ta kéo tời đưa tượng lên hơn một buổi. Ròng rọc, xích sắt khua róng riết, loảng xoảng. Mấy bà cụ già khăn áo chỉnh tề, cả bà Ba mẹ chú Xương cũng túc trực suốt, tay lần tràng hạt, miệng luôn suýt soa "Giêsuma, lạy Chúa tôi".
Có đến lâu lắm, ngày nào tôi cũng ít nhất hai ba lần nhìn bức tượng và ngẫm nghĩ Chúa cứ đứng phơi ngoài trời mãi vậy sao? Có khi nào bức tượng ấy ngã xuống không? Vân vân và vân vân…
Chiều chiều, chúng tôi hay túa ra đường chơi đuổi bắt, nhảy lò cò, thảy lỗ, bao nhiêu là trò vui. Có một lần, chẳng biết đầu cua tai nheo thế nào, bọn trẻ quay ra sửng cồ với nhau “Mày chơi cha tao hả? Cho mày chơi cha nè, chơi cha nè.” Rồi đứa loi đứa thụi nhau, chí chóe rùm trời. Bỗng nghe bà Ba quát là không được mang tiếng Cha ra mà rủa sả nhau, rằng Cha là tiếng trọng, không được bạ đâu cũng nói! Thế là tan đám chơi, bọn chúng tôi tiu nghỉu tản hàng. In như bữa đó, chú Xương vất nước đá lăn lóc mé hè…
Mùa Noel đến, có năm trùng đợt nước rong, chiều tối, chúng tôi rủ nhau lội lủm bủm lên Lộ mới rồi chạy ù tới nhà thờ coi hang đá. Nói thêm chỗ này: quốc lộ 60 bây giờ là con đường chính chạy ngang huyện lỵ. Từ đó, tẻ mấy con đường song song đổ vô phố chợ. Nhà tôi nằm ở con đường giữa. Mùa nước rong giáp Tết, nước theo mương thoát cặp mé lộ tràn lên kéo theo bao nhiêu trò nghịch phá. Chuyện này thì vô thiên lủng, tôi sẽ kể lần khác vậy.
Hang đá Noel vẫn là thứ quyến rũ bọn trẻ con chúng tôi nhất. Mà có được chen vào tận nơi đâu! Bọn trẻ con nhà theo đạo lúc ấy mới đáng ghét làm sao! Chúng níu tay cha mẹ mà cứ vênh mặt lên với chúng tôi, xúng xính áo quần mới, chen chúc nhau trước hang đá ra vẻ lắm. Mỏi chân và mỏi cổ, chúng tôi tiếc rẻ quay ra, chợt thầm ước ao mình cũng được như chúng nhưng ngoài mặt lại làm bộ cóc cần. Không biết tự lúc nào, cái câu hát khiêu khích “Chúa Giêsu đánh đu gãy cẳng, Đức Chúa bà chạy thẳng nhà thương” vẫn là nguyên nhân của bao nhiêu là vụ chưởi lộn, đánh lộn nhau. Tôi hồi đó cũng thường tham gia hò hét như thế, mặc dù không mấy khi trốn khỏi cây roi của bà ngoại!
Nửa đêm rồi,
Có tiếng chuông đâu đây
Đêm thánh vô cùng
Vinh danh Thiên Chúa trên trời
Bình An dưới thế cho người thiện tâm
Xin con tem vàng. Chúc gia đình chị hưởng mùa giáng sinh an lành và hạnh phúc
Trả lờiXóaglitter-graphics.com
Kỷ niệm về Giáng sinh khi tuổi thơ thật đáng nhớ chị nhỉ
Trả lờiXóaMột "Vé trở về tuổi thơ", nửa i Tỷ ui.
Trả lờiXóaThế thì cứ đến Noel là bạn mình lại nhớ nhiều rồi... ký ức tuổi thơ còn mãi hen. Cứ Noel đến Hà lại nhớ nhiều kể cả cộ bạn ngày xưa giờ không hiểu bạn lưu lạc phương nào?
Trả lờiXóaĐúng là hồi nhỏ, với những đứa trẻ ngoại đạo như chị em mình, thì mỗi mùa Giáng Sinh về, chỉ háo hức được ngắm nhìn hang đá, rồi so sánh, bình phẩm xem “hang: nào đẹp nhất.
Trả lờiXóaÔi ! tuổi thơ ơi…
Chị làm em nhớ tiếng leng keng của những thùng cà rem ngày bé ...nhớ những hang đá rực rỡ hoa đèn mà những đứa trè như chúng mình ngày đó _ kể cả những đứa trẻ không có đạo _ cũng luôn luôn ngưỡng mộ ..
Trả lờiXóaKý ức là một phần đẹp nhất mà cám ơn vì ta không lãng quên chị nhỉ ?
Cả ngày nay về quê.
Trả lờiXóaGiờ online mới thấy comment.
Cảm ơn bác HD đã ghé qua và để lại lời chúc.
Trân trọng.
Hì hì,
Trả lờiXóaHồi nhỏ chị liến lắc như con trai. Nếu không đi học thì suốt ngày hầu như toàn ở trên ngọn cây với trên nóc nhà!
Vậy nên, bị đòn cũng lắm!
HÌ,
Trả lờiXóaNhiều lắm, chuyện trẻ con mà, vô thiên lủng.
Lúc nào rảnh, kể mọi người nghe và tặng em mấy vé, heng.
Hà kể đi. Biết đâu, bạn Hà sẽ tình cờ đi ngang qua xóm blog mình rồi thế là gặp nhau.
Trả lờiXóaEm biết không, hồi đó, chị cứ thắc mắc sao nhà mình không theo đạo Thiên Chúa!
Trả lờiXóaVà, giận ngoại chị biết bao nhiêu!
Ngố hết biết!
Kí ức, dù vui hay buồn, bây giờ đối với chúng ta vẫn là đẹp đẽ nhất!
Trả lờiXóaSao đành lãng quên, em nhỉ?
hay!
Trả lờiXóaỦa, mọi khi hay cho điểm mà?
Trả lờiXóaAi cũng có một thời trẻ thơ. Có những kí ức rõ ràng và cũng có những kí ức không rõ ràng trong con. Nhưng dù có thế nào thì con vẫn yêu đôi mắt xoe tròn, ngơ ngác trong tấm ảnh của mình thuở bé.
Trả lờiXóaCon cảm ơn vì Cô đã chia sẻ những khoảnh khắc tuổi thơ...Con nghĩ là mình đã "thấy'' những hình ảnh này khi đọc blog của Cô. :)