Thứ Tư, 31 tháng 12, 2008

HAPPY NEW YEAR

Photobucket

╔╗╔╗╔══╗╔══╗╔══╗╔╗╔╗

║╚╝║║══║║══║║══║║╚╝║

║╔╗║║╔╗║║╔═╝║╔═╝╚═╗║

╚╝╚╝╚╝╚╝╚╝ • N E W Y E A R 2 0 0 9

Trời mưa tầm tã từ trưa đến giờ, giống như tháng bảy mưa Ngâu. Bầu trời xám xịt, gió chốc chốc ù ù thổi qua làm tấm tôn che mái bếp của nhà bên cạnh cứ ì à ì ùng, rồi rầm rầm như muốn bứt tung khỏi mấy sợi dây kẽm buộc chằng. Mặt sân loáng nước, mấy chậu mai vàng cứ rụng lá hoài theo mưa.

Một ngày cuối năm thật lạ lùng.

Cuối năm, ngẫm lại mấy việc vui buồn đã qua, thấy vui nhiều hơn buồn, cảm nhận được hạnh phúc mà mình có được.

Cảm ơn gia đình nhỏ của tôi.

Cảm ơn ông chủ nhà, người vừa nghiêm khắc đôi lúc đến cực đoan vừa chu đáo ân cần, người mang đến cho tôi sự hãnh diện về Ngườiđànôngcủamình,người mà tôi yên tâm nương tựa hơn ba mươi năm nay và luôn mong sẽ được mãi như vậy về sau.

Cảm ơn con gái MinhKhuê - Phiênbảnđẹpđẽhơncủamẹtrămlần, cô gái mang đến cho tôi niềm hạnh phúc vô bờ của ngày đầu tiên làm mẹ, cô gái cho tôi biết tình bạn lâu năm giữa hai người phụ nữ, người mà tôi có thể bộc bạch tất cả những chuyện vui buồn không thể san sẻ với ai. Và cảm ơn con rể ViệtHải, người sẽ vì tôi mà chăm sóc con gái tôi đến suốt cuộc đời, sẽ mang đến cho con gái tôi hơn những gì tôi có được trong đời.

Cảm ơn con trai MinhKhang - Phiênbảntuyệtvờicủaba, chàng trai tôi yêu mến nhất trên đời, chàng trai thông minh, giỏi giang làm nên niềm tự hào vô biên của cả đại gia đình, chàng trai cố vấn của tôi trong thật nhiều chuyện, chàng trai mà tôi luôn an tâm về mọi điều, chàng trai vàng của tôi.

Gần một năm mở blog, làm quen với thế giới ảo, nghiệm ra tình thật quá chừng. Ở đây, tôi biết và quen nhiều bạn bè mới mà trước đó có thể đã "tình cờ đi lướt qua nhau..."

Từ bạn blog U70 đến cô học trò nhỏ tình cờ gặp lại.

Từ những đôi vợ chồng "sánh vai một mái lầu phong nguyệt" đến bạn vắng một nửa của mình.

Từ cô gái đôi mươi đến cô tố nữ nhiều lần xuân qua vô tình làm phai bớt nét thanh tân. . .

Các bạn đã cho tôi thật nhiều niềm vui, chia sẻ cùng tôi những muộn phiền trong cuộc sống. . . Cảm ơn xóm blog đã cho tôi sự giàu có thế này. Cảm ơn các bạn yêu, chúng ta sẽ mang hết những điều này sang năm mới, để ta lại có đầy thêm những tình thân, để ta san sẻ cho nhau tình yêu cuộc sống.

Gửi Những Người Tôi Thương Mến Lời Chúc Mừng Năm Mới Hạnh Phúc .

Đọc tiếp ...

Thứ Tư, 24 tháng 12, 2008

December 24, 2008 MERRY CHRISTMAS & HAPPY NEW YEAR

MERRY CHRISTMAS & HAPPY NEW YEAR
Gửi đến gia đình:
* Ôngchủnhà: Chúc vui, chúc khỏe, chúc ngày thư giãn, đêm an lành.
* Chịsui: Annhiêntựtạitrẻmãikhônggià
*Congáivàconrể: Happy forever
* Contrai: Mạnhmẽphấnchấnthànhcông
* Tôi: Vuikhỏecùng giađìnhvàbằng hữu
Gửi bạn blog:
Thành công và thăng tiến trong công việc, Sức khỏe dồi dào, Hạnh phúc bên gia đình, Niềm vui trong xóm blog.
Đọc tiếp ...

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2008

November 27, 2008 Ngày vui ngắn chẳng đầy gang

Thế là 2 tuần lễ cũng trôi qua, nhanh như không thể nhanh hơn.
Bây giờ, tự nhiên thấy như mình bị hẫng. cái tâm trạng thường thấy mỗi lúc con lại đi.
Lâu lắm rồi, cứ hay nhủ mình rằng đừng trông ngóng, rồi mọi chuyện cũng tuần tự nhi tiến mà, trông làm chi, khi qua rồi lại tiếc. Giống như lo Tết vậy. Ông chủ nhà mỗi khi đến ngày 30 là hay bảo vậy là hết Tết rồi đó, mấy lúc vậy, con gái cứ kêu chí chóe Ba kì quá, mới ngày ba mươi mà cứ kêu hết Tết hết Tết hoài. Đúng là những ngày chộn rộn chuẩn bị mới có không khí Tết, nhưng điều đó, trẻ con không dễ gì nghiệm ra.
Nhớ hôm chuẩn bị đón con trai về, mình đã lăng xăng thế nào. Vỏn vẹn 2 tuần lễ, làm sao cho mỗi phút con về là mỗi phút vui. Chắc chỉ có lần này là như vậy. Năm ngoái, chuyện lo đám cưới con gái đã chiếm hết tâm trí rồi, nên chỉ khi đưa con ra phi trường về mới thấy hẫng. Mà có đến mấy chục lần rồi chứ phải lần đầu tiên đâu, sao tâm trạng đó cứ mới hoài.
Một tuần lễ du lịch, lúc nào cả nhà cũng bên nhau, vui biết bao nhiêu. Ăn ngủ, nói cười, trêu chọc nhau... bảy ngày trôi như gió. Ngoảnh đi ngoảnh lại đã hết chuyến đi. Về lại nhà thì chỉ còn đúng 24 giờ!
Đưa con vào sân bay, nhớ tuần trước cả nhà tíu tít dắt nhau vào, còn đùa "Không ai đi tiễn mình hết hén", rồi mới khuya đêm trước thôi vẫn còn đùa "Ủa sao không ai rước mình hết vậy ta?"
Không hề mắc "mưa phi trường" đâu nhưng lúc lên xe về sao mà buồn quá chừng. Thương con giờ một mình lại đi xa lắc xa lơ.
Và lại bắt đầu mong lần về nữa của con.
Đọc tiếp ...

Thứ Hai, 3 tháng 11, 2008

November 03, 2008 Chuyện mười năm (2)

Năm thứ hai

Trường vẫn thường xuyên gửi phiếu điểm về nhà. Con cũng thường xuyên kể chuyện học tập. Cuối năm, con về với kết quả O'Level tốt. Nghe con bảo là bài thi được chuyển về bên Anh chấm. Vậy là xong chương trình High school.

ACS của con năm nay vẫn là một trong các trường trung học hàng đầu của Singapore. Mấy đứa con gái thì học riêng ở trường nữ, tụi con hay đùa là học trường bà sơ vì kỉ luật rất nghiêm. Bọn con trai hồi mới sang cũng có một nhóm tách ra sang học bên RI. Vì vậy nên cũng ít gặp nhau.


Bây giờ, tiếng Anh là ngôn ngữ chính của con rồi. Nhớ hồi con học cấp 1, cô Thu ở trường cho mượn một quyển truyện tranh tiếng Anh. Con rất thích và hì hụi vẽ lại, còn mẹ cũng hì hụi lật tự điển dịch và đọc cho con nghe. Thư dì Tư gửi về bảo em Trí cũng rất thích vẽ và thỉnh thoảng vẫn có mấy bức tranh nguệch ngoạc kèm theo. Mẹ và con bàn nhau bao giờ con vẽ xong toàn bộ quyển truyện sẽ gửi sang cho em làm quà. Hình như là lâu thật lâu mới hoàn thành vì mẹ muốn chính con viết lại phần chữ câu chuyện ấy, mà con thì mới lớp 3 lớp 4 gì đó. Hồi đó, mẹ giỏi tiếng Anh hơn con nhiều! Mẹ vẫn bảo "Mẹ ước sao tới một lúc nào đó, con
sẽ nói tiếng Anh làu làu suốt ngày. Mẹ sẽ vui biết bao nhiêu." Bây giờ, chuyện đó trở nên bình thường. Đôi khi, mẹ thấy ngỡ ngàng, lạ lùng sao!

Cuối năm thứ hai này, có một chuyện thú vị mà nhóm học trò Việt Nam tụi con khiến mọi người chú ý.
Hàng năm, kí túc xá ACS đều tổ chức International Night - đêm văn nghệ tạp kĩ do học sinh các nước biểu diễn. Hai lứa học sinh VN trước có vẻ hời hợt chuyện này nên Khang và các "chiến hữu" quyết tâm làm cho đáng, cho đã - trước tiên là tự hào dân tộc, nhưng quan trọng hơn là cố gắng làm cho thiệt vui. Thế là vở kịch Thánh Gióng ra đời.
Lần đầu tiên, 10 thằng con trai này có cơ hội "hợp tác thành công về mọi mặt" . Tiến Anh (sau vào Harvard học Toán) viết kịch bản, chủ yếu dựa trên truyền thuyết Thánh Gióng nhưng "cách tân" một chút, thêm chi tiết vui và tăng cường màn "đánh nhau" với quân Tàu mà cậu gọi là "bọn mọi rợ phương Bắc" (northern tribes) - không biết tụi học sinh Trung Quốc nghĩ gì nhỉ?
Con trai đảm nhiệm vai trò tổng đạo diễn, kiêm người dẫn chuyện, công việc chưa bao giờ làm, nhưng "thích lắm mẹ à"
Ông tổng đạo diễn than với mẹ là cũng có vài bạn ham chơi mà không chịu "ham làm". Nhưng cuối cùng thì màn biểu diễn thành công ngoài dự tính. Các vai diễn rất tốt, như vai Thánh Gióng của Anh Vũ (vừa tốt nghiệp đại học Middlebury và đang làm việc tại xứ sở sương mù) , thành công nhất có lẽ là vai tướng giặc bạo tàn với tài diễn không chuyên của Trường Huy (sau này học kĩ sư ở NUS - Đại học quốc gia Singapore). Có lẽ sự tháo vát và trí tưởng tượng phong phú đã làm việc chuẩn bị phục trang thành công một cách ngoạn mục, đặc sắc. Mẹ thích thú xem đi xem lại xấp ảnh con mang về, nhất là tấm ảnh chụp mẹ Thánh Gióng mà Chí thủ vai (không biết anh chàng thanh mảnh Hà Nội này bây giờ ở đâu?) và ảnh sứ giả già của Minh Việt (cũng sang Mỹ học Kinh tế ở Stanford).
Con còn hào hứng kể là điều kiện ánh sáng quá tốt của trường cộng với tài nghệ của Chánh Vũ (cậu vừa từ Sing về tổ chức đám cưới ở Vĩnh Long tuần rồi), cũng như hệ thống âm thanh được chọn lọc kĩ càng bởi con và Tiến Anh làm cho vở kịch trở nên hoàn hảo trong niềm hăng hái của cả đội. Tất cả các bạn nước khác mấy hôm rình trộm lúc tập dợt cũng tò mò chờ đợi không kém.
Mọi chuyện diễn ra trên sân khấu cứ càng lúc càng sôi nổi, vượt quá dự kiến của đạo diễn. Một sự cố xảy ra hoàn toàn không có trong kịch bản lại tạo nên hiệu quả bất ngờ: lúc Thánh Gióng Anh Vũ nhổ tre làm vũ khí, đánh mạnh quá làm tướng giặc Trường Huy té xuống sân khấu gãy kiếm và phải đầu hàng. Tiếng vỗ tay át cả tiếng nhạc kết thúc, hội trường nổ tung, các anh hai năm trước gật gù "chúng mày làm tốt đấy!" , các thầy cô cười sảng khoái, bạn bè các nước khác được một phen xem đấu kiếm đẹp mắt ... Nhưng phía hàng ghế đầu, một vài ánh mắt bất đồng của mấy cô giáo khó tính như muốn nói "Chà chà, gì mà đánh nhau kinh thế? Bạo lực thế?" Ôi, toàn bọn con trai cả mà, có vậy mới vui chứ! Kể với cả nhà mà con như vẫn còn hưng phấn lắm.

Singapore với mẹ trở nên gần gũi hơn. Những câu chuyện về đất nước xanh và sạch sẽ lạ lùng khiến mẹ nghĩ nhiều về một chuyến đi.

Đọc tiếp ...

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2008

October 31, 2008 Chuyện mười năm (1)

Năm thứ nhất

Đầu tháng 9-1998, mẹ đưa chị lên Thủ Đức, nhập học trường Ngân Hàng. Hai tuần sau, thăm chị về, xe dừng ở đầu ngõ vô nhà, ba cũng vừa từ cơ quan về tới đó, nói con trai đậu học bổng ASEAN đi Singapore 4 năm. Câu đầu tiên mẹ nói "Trời ơi, vậy là hai đứa đi hết sao?"

Cuối tháng 9, hai mẹ con đi Hà Nội lần nữa để khám sức khỏe và gặp phái đoàn của Bộ GD Singapore. Lần đầu tiên, người Bến Tre biết mùa Thu Hà Nội là thế nào.

Và cũng lần đầu tiên, từ hồi biết đi đến cửa công, mẹ bị mắng mỏ, đành hanh đến vậy khi đi làm passport cho con. Ấm ức lắm nhưng phải im cho qua việc. 4 ngày là một thời gian kỉ lục hồi ấy. Thôi cũng đáng cho sự nín nhịn vốn quá hiếm ở một người thẳng tính đến độ hay nóng nảy, cầm passport trong tay, mẹ nghĩ vậy.

Ngày 6-10-1998, con lên máy bay. Chiều phi trường mây mù, mưa lác đác. Con cao lêu nghêu, nhất bọn 6 đứa phía Nam bay từ Tân Sơn Nhất. Ra tới chân thang máy bay, mẹ còn nhìn thấy chiếc nón đỏ của con. Máy bay lên cao dần rồi khuất trong mây, mẹ thấy trong bụng sao sao. Cô 3 khóc, chị khóc, mấy bạn con khóc, gần như suốt trên đường về.

Hôm sau, dọn dẹp phòng con, ôm chiếc gối còn ấm hơi con, mẹ mới khóc, khóc ngon lành như chưa từng được khóc bao giờ. Ba đi vào, vỗ vỗ vai mẹ, không nói gì.

Tết, lần đầu tiên nhà mình vắng con. Gọi điện thoại cho hai chị em nói chuyện, có 10 phút mà hơn một trăm ngàn, con Babi nghe tiếng con, cứ ủng oẳng chồm lên máy, rồi khi nghe con kêu, nó ư ử mừng rỡ.

Thư từ qua lại mỗi lần phải hơn tháng. Con kể nhiều về cuộc sống mới, về chuyện học, chuyện bạn, chuyện thầy , chuyện hoạt động ngoại khóa...Ba mẹ yên tâm . Nhưng chuyện con có buồn, có hụt hẫng khi đột ngột lìa xa ngôi nhà và người thân thì con không hề mở lời. Từ nhỏ, con chưa hề xa mẹ một ngày. Mẹ biết và mẹ bảo "Đại bàng con, tung cánh lên!"

14 tháng con mới lại về. Mạnh mẽ, rắn rỏi, trưởng thành.

Câu chuyện học hành nơi đảo quốc Sư tử được con kể chi tiết hơn, nhiều hơn. Ba mẹ hài lòng vì đã để con đi. Nhớ hồi có tin báo đậu, cả nhà cũng chưa quyết định sao. Du học Singapore thời đó là chuyện hiếm hoi, nhất là ở tỉnh lẻ như Bến Tre mình, thông tin hầu như không có, chỉ biết dơn giản rằng Singapore có nền giáo dục thuộc loại nhất nhì châu Á, thế thôi … Ba mẹ để con toàn quyền. Cuối cùng, con quả quyết "Rồi, con đi du học"

Hồi đó, gọi là học bổng ASEAN, do Hội đồng bộ trưởng giáo dục các nước Asean lập ra và Singapore thực hiện. Năm con đi là năm thứ ba và có 21 học sinh cả nước được chọn trong kì thi tại Hà Nội tháng 7 hàng năm.

Trường con học là Anglo Chinese School Independent - ACS (I) , một trong những trường trung học tư nổi tiếng nhất của Singapore mà ông Hiệu trưởng là tiến sĩ từ Oxford về. Cùng với trường Raffle Institude - RI là hai trường nam top suốt mấy thập kỉ qua.

Và câu chuyện về những thành tích học tập, thể thao cùng các hoạt động khác của "Trường con" và "Tụi RI" bao giờ cũng là nội dung chủ yếu. Chuyện cô Jennifer dạy văn học hay tuyệt vời, chuyện thầy Simon Bogard người vùng Southampton nước Anh, người khi biết con là người Việt nam đã khoe rằng ông đã đến Việt nam nhiều lần , rằng biển Nha Trang đẹp lắm, chuyện ông Hiệu Trưởng Ong Teck Chin dữ tướng nhưng nhưng hết mình lo cho ngôi trường, chuyện lần đầu tiên con được xem viễn vọng kính, thấy mặt trăng sáng đẹp như một chiếc đĩa bạc lóng lánh, chuyện phòng thí nghiệm khiến con thích hơn môn Hóa học …

Năm học đầu tiên ở nước ngoài của con trai đã trôi qua với kết quả làm phấn chấn cả đại gia đình. Ông Nội mà còn sống sẽ vui lắm đây, ba nói vậy.

Đọc tiếp ...

Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2008

October 25, 2008 PRINCETON kỉ niệm (3)

1926 - không có
1927 - không có
1928 - không có

...." Nhng người muôn năm cũ, hn đâu bây gi?"


1932, có hai c, ti xe mi hay! Mà lái mt tay nhé. Bao nhiêu tiếng v tay, reo hò vang lên sut dc đường.


R
i 1933, 1934, 1937, 1941, mi năm càng gn v sau, càng có đông người hơn. Chúng tôi reo hò, v tay m ĩ và phn khích vô cùng.


Câu Cheers truy
n thng vang lên tng chp t đoàn diu hành:
Hip! Hip! Hip!
Tiger! Tiger! Tiger!
Sis! Sis! Sis!
Boom Boom Boom Bah !
07! 07! 07!
Yeah!!!
Và chúng tôi, trên l
, s đi đáp bng cách thay vào s năm tt nghip ca h khi h đi ngang trước mt.

Mà không ch cu sinh viên, có nhng nhóm gia đình na. Có v như b m con trai con gái và dâu r ri cháu ngoi ni đi thành đoàn , vy c hoa, bong bóng, tht là l lùng và vui v biết bao. Cuc sng h như thế nào, thành công ca h ra sao tôi không biết, nhưng mt điu luôn hin din trên gương mt ca nhng Princeton Tigers này là n cười không bao gi tt. Tôi bo con trai "Vy vài năm na, con li dn m v trường dp này, và mình s đi trong đoàn người dưới kia ch con?" Nó gt gù.

Có my alumni dn c chó theo, nhưng hóa trang bng áo da cp, ng lm.

My đa tr nm xe nôi cũng theo b m diu hành.


M
t chiếc xe hơi được ch nhân lái t Michigan đến, và khá nhiu xe t các bang khác...

Năm nào có nhiu alumni cao tui, s được ngi trên nhng chiếc xe ln, nhiu ch hơn, kiu dáng cũng đc bit.

Có rt nhiu alumni mang trên tay nhng tm bng, trên đó có nhng câu ng nghĩnh " Ngày mai, tôi s lên thiên đường, nhưng hôm nay, tôi v đây", vv...

Mt alumni già va đi va làm trò tung hng, alumni khác, ra trường năm 57 đi trên chiếc xe xiếc 1 bánh như nhng din viên xiếc điu ngh.

Cũng có my chiếc xe song mã, đôi nga lông chi óng mượt vi cô xà ích đi nón rng vành, chiếc roi vung vy như mt cao bi vin Tây chính hiu ...

Đoàn người dài dng dc vn diu qua trong tiếng hò reo đón đi, trong tiếng nhc tiếng kèn ca nhng ban nhc các trường trong khu vc v góp vui, ca Princeton Marching Band vi Blair và Jayson, mà khi nãy va chào tôi xong là vi chy đi. Khang bo năm senior, con không gi chiếc bass drum na mà giao cho bn khác, còn nhiu vic cn phi làm năm cui này.

Phi gn hai tiếng đng h mi ti đoàn alumni 1982 ch x - gi vy vì theo thông l alumni cách 25 năm s làm ban t chc cho kì liên hoan. "Vy là hi m sinh con, my cu sinh viên này cũng va làm l ra trường đy." Thú v tht. Làm sao mà tôi có th nghĩ ra điu l lùng ngu nhiên này vào mt ngày cui tháng 5/82 nh?

Chúng tôi men theo l c, đi ngược con đường. Đoàn người vn còn dài lm. Nhng năm càng v sau, càng có đông alumni và h tr dn. "M à, con chưa biết ti mt trường đi hc nào mà có không khí Reunions như Princeton đâu". Tôi mm cười và mơ đến mt ngày nào đó, c gia đình s có mt cuc diu hành như thế này trong tương lai.

Xa dn phía sau lưng, vn rn ràng trng kèn, vn tng nhp tng nhp câu cheers:

Hip! Hip! Hip!
Tiger! Tiger! Tiger!
Sis! Sis! Sis!
Boom Boom Boom Bah !
07! 07! 07!
Yeah!!!

Tri vn xanh,

Nng vn vàng,

Gió vn thi lng c bay,

Đoàn người c như trôi trên đường trong nim hân hoan...

Và bao nhiêu người trong h đang nghĩ đến ln sau li tr v Princeton?

Đọc tiếp ...

October 25, 2008 PRINCETON kỉ niệm (2)

*3 lần post hồi đêm qua và 2 lần post vừa khi nãy đều biến mất. Có phải vì do chèn nhiều hình quá? Thôi thì, lần này chữ không vậy. Hình để làm slide show sau.

2. P - Rade

Hot đng đình đám và được ch đi nht vào ngày cui ca L hi Reunions là cuc diu hành ca các Princeton Tigers, gi là P-Rade.
T
2g chiu, P- Rade bt đu. Đoàn diu hành đi gn sut dc con đường Elm Drive, bt đu t Nassau Hall cho đến tn 1915 Hall, ri s đ ra Poe Field, chc cũng phi gn hai cây s.

Con đường un lượn, râm mát bóng cây xanh cui hè bng rc đ màu Pton vi cơ man nào là người. Người đng ngi chen chúc nhau bên v c hai bên, thôi thì đ c màu da, quc tch. Nhìn cnh c xí lng lng php phi, người người cười nói mà nh ti câu Kiu "Dp dìu tài t giai nhân, nga xe như nước, áo qun như nêm". Tt c nghe đâu khong hai mươi ngàn người, đến t rt nhiu năm hc. Ri mi năm cũng có thêm khong gn 200 sinh viên quc tế mi bên cnh khong hơn 800 sinh viên trên toàn nước M vào năm th nht, và h được gi bng mt cái tên chung rt hay : Freshmen.

Tìm mãi, chúng tôi mi có mt ch tm ưng ý dưới gc cây c th to tướng, bãi c dưới chân êm mát, sch tinh, gn cui con đường Elm Drive, cũng là đa phn ca Class of 2007 - nhóm sinh viên tt nghip mùa hè 2007.

Khang dn "Mi người ch này nghe, đng đi đâu mà con tìm không được" ri chy đi, thot li chy v, lôi theo hai ba bn, gii thiu vi m, này là Blair*, cô bn thân trong Marching Band, này là Mark*, anh chàng có gương mt ging Chúa Jesus đã làm người mu cho Khang chp hình, này là anh chàng người Hong Kong tôi quên tên, này là Jayson* người n Đ, sinh viên xut sc ca khoa Vt lí, có l là khoa khó nht trường và cũng là khoa ni tiếng nht trường bi vì có ti 4, 5 ông giáo sư đot gii Nobel đang ging dy, my bn na, cô cu nào cũng rng ngi tươi tn...ri hí húi chp hình, ri li kéo nhau đi. Tôi càng gin mình thêm biết bao nhiêu, đã có đến nhng 4 năm đ chun b cho nhng ngày này thế mà tôi cũng ch có th "Hi! Nice to meet you!" Mà cũng kì thit, nếu chúng nói chm vi tôi nhng câu, t đơn gin thì tôi hiu được, mà đến phiên tôi thì c ngc ng, t ng chy trn đâu mt tiêu. Tôi thèm được giòn giã nói cười vi bn chúng như Tâm, như Hoa. Nhưng thôi k, cười qua cười li cũng vui ri.

Ri nhng gì ch đi cũng đến.

Dn đu đoàn diu hành là cái banner to tướng mang mi ch OLD GUARD vi 2 màu đen và đ cam đúng kiu Princeton.

Năm nay, alumni già nht v d hi là duy nht "c" sinh viên tt nghip mùa hè năm ... 1925! C không đi ni ri, c ngi trên chiếc xe, ging như loi xe ta vn thy chy trên sân golf, nhưng trang hoàng rt vui mt. Mi người lên thán phc và v tay nng nhit, ùa ra tn mép đường khi xe chy chm chm ngang qua, tôi cũng thy cay cay nơi sng mũi, ming cười nhưng nước mt li rưng rưng. Con người y, tinh hoa ca Princeton năm y, nay vn còn nguyên vn tình cm vi trường xưa? C cười móm mém, vy chào chúng tôi. Nhm tính, 82 năm trôi qua t khi c là mt senior ngày tt nghip, đã bao nhiêu ln c v li nơi này? Đã bao nhiêu ln c đi trên con đường này? Và... s còn bao nhiêu ln na, c có th v đây? Nếu tính tròn 22 tui c tt nghip, như cách tính thông thường ca chúng ta, thì năm nay c đã 104 tui ri.

Photobucket

*Y! nó bảo thế này:

Đọc tiếp ...